Bạn đang mong muốn được đi đâu đó 3 ngày 2 đêm để xả stress và giảm bớt áp lực cuộc sống. Và bạn đang suy nghĩ đến việc du lịch Gia Lai 3 ngày 2 đêm nhưng chưa biết nên làm gì? Hôm nay, Công ty rượu Trường Sinh Gia Lai sẽ chia sẻ đến cho bạn những thông tin quan trọng và bổ ích về lịch trình tại Gia Lai để giúp bạn có những giây phút tận hưởng chuyến du lịch trọn vẹn.
1. Showroom Hầm Rượu Trường Sinh Nhất Long Tửu
Cái tên đầu tiên được nhắc đến chính là Hầm rượu Nhất Long Tửu, hay còn gọi là hầm rượu Trường Sinh của tập đoàn Trường Sinh. Showroom hầm rượu Nhất Long Tửu tọa lạc tại địa chỉ: 222/2 Lê Đại Hành, Phường Đống Đa, Tp.Pleiku với linh vật biểu tượng là loài Rồng – con vật đứng đầu trong tứ linh với mong muốn được bảo hộ và gặp nhiều may mắn, bình an. Hầm rượu Gia Lai Nhất Long Tửu trưng bày rất nhiều sản phẩm rượu thượng hạng như: rượu Whisky Legend 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm… và rượu ngâm cùng các thảo dược quý như: Sâm Ngọc Linh thượng hạng, Rượu Giao Bôi Tửu, Rượu Cung Phi, Rượu Sâm Mật Nhân Pleiku…
Với không gian huyền bí, Nhất Long Tửu sẽ là điểm đến thú vị cho du khách khi ghé phố núi Pleiku thơ mộng.
Không chỉ được thưởng thức các dòng rượu thượng hạng mà quý khách sẽ còn được tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu tại đây, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cho đến quá trình chưng chất để tạo ra những chai rượu ngon nức lòng.
Đặc biệt hơn, bạn có thể đi vào trong một hang động thông qua một chiếc đầu Rồng vô cùng hoành tráng. Ở bên trong, bạn sẽ cảm thấy mùi hương rượu nhẹ nhàng, tiếng nước chảy róc rách, mây khói mở ảo như lạc vào cõi tiên cảnh.
Nhất Long Tửu có thể nói là hầm rượu tại Pleiku độc đáo nhất. Hãy thử một lần đến với nơi đây để cảm nhận hương rượu nồng nàn trong khung cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn nhé!
2. Núi lửa Chư Đang Ya
Ngọn núi Chư Đang Ya tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bí đỏ, dong riềng, bắp, khoai… Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được, vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt. Vào mùa mưa, Chư Đang Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng. Đến mùa khô, hàng vạn đóa dã quỳ bung nở trên sườn núi làm mê mẩn lòng người yêu cái đẹp của loài hoa đặc trưng Tây Nguyên này.
Chư Đăng Ya là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hơn 1 triệu năm
3. Bảo tàng tỉnh Gia Lai
Tọa lạc tại 21 Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, Bảo tàng tỉnh lưu giữ gần 7.000 đầu hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị cao về văn hoá truyền thống như: bộ sưu tập cồng chiêng, trống lớn của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar, ché cổ quý hiếm và nhiều hiện vật có giá trị thể hiện một cách chân thực nhất các đặc trưng văn hoá của cộng đồng hai dân tộc Bahnar và Jarai của tỉnh nhà. Điểm tham quan văn hóa lịch sử tiêu biểu trong chương trình city tour của du khách.
Bảo tằng tỉnh Gia Lai hiện đang lưu giữ rất nhiều cổ vật cách đây ngàn năm củ người đồng bào Êđê và Bana
4. Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal - JMG
Thuộc xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai nằm trong khuôn viên rộng 15ha, được xây dựng vào tháng 3 năm 2007 với nhiều công trình như sân bóng, hồ bơi, sân tennis, phòng họp, phòng thể lực, phòng ăn, phòng giải trí... Một khuôn viên đẹp, thơ mộng, yên tĩnh và thu hút du khách.
Học viên bóng đá HAGL nơi ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng bóng đá trẻ Việt Nam
Trong khu nhà lưu niệm của học viện, những bộ quần áo của đội tuyển được thay đổi theo từng năm trưng bày rất đẹp mắt, cạnh đó là nhiều Bằng khen, huy chương, cờ lưu niệm đoạt giải, những bức ảnh của các nguyên thủ quốc gia và quốc tế đến tham quan học viện đều được ghi lại, chụp ảnh và gìn giữ cẩn thận. Tầng dưới của khu nhà là quán cafe nhỏ cùng với gian hàng lưu niệm như móc khóa, ba lô, mũ, áo... Tất cả đều được in logo của học viện, du khách có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè khi có dịp đến với nơi đây.
5. Thủy điện Ia Ly
Được xây dựng trên dòng Sê San, cách thành phố 30km thuộc địa phận xã Ialy huyện Chư Păh. Đây là nhà máy có quy mô lớn nhất miền Trung Tây Nguyên và được thiết kế, xây dựng với kiến trúc đẹp và nhiều hạng mục như đập tràn xã lũ, đài tưởng niệm, cửa nhận nước, nhà máy ngầm nằm dưới mặt đất gần 300m. Thủy điện Ialy với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ Kwh.
Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên.
6. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
Cách thành phố 50km về phía Đông Bắc, thuộc các huyện Đăk Đoa, Mang Yang, K’Bang. Đỉnh Kon Ka Kinh có độ cao 1.748 mét (so với mặt nước biển), là đỉnh núi cao nhất của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và được mệnh danh là “Nóc nhà của tỉnh Gia Lai”. Chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh luôn là niềm mơ ước của những người yêu thiên nhiên, ưa thích chinh phục, khám phá. Thời gian lý tưởng để tổ chức tour du lịch này là từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm trùng với mùa khô của Tây Nguyên. Hiện nay, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã khảo sát được một số tuyến du lịch và bước đầu triển khai đưa vào hoạt động phát triển du lịch như: du lịch sinh thái đường mòn thiên nhiên; tham quan, quan sát, nghiên cứu động vật hoang dã; nghỉ dưỡng…
Ngoài ra du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, nếu may mắn có thể quan sát được các loài động vật hoang dã như: voọc chà và chân xám, chồn, heo rừng, nhím, khỉ, sóc bay… Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách thích khám phá, trải nghiệm.
7. Làng kháng chiến Stơr
Khu di tích lịch sử văn hóa làng kháng chiến Stơr, quê hương Anh hùng Núp nằm trên địa bàn xã Tơ Tung, huyện K’Bang là một trong ba xã được tách ra từ xã Nam và thị xã An Khê. Khi đến với khu di tích, du khách còn được người dân làng Stơr đón chào rất niềm nở với những nụ cười thân thiện, nếu có điều kiện còn có thể được thưởng thức các lễ hội truyền thống của người Bahnar, cảm nhận điệu múa xoang, tiếng Cồng của dân làng và những món ăn dân dã đặc thù của làng...
Sắp tới tỉnh Gia Lai tổ chức các sự kiện như Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Hoa dã quỳ với nhiều hoạt động phong phú như: biểu diễn hát dân ca, diễn xướng sử thi, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào Bahnar, Jrai, ẩm thực 3 miền, giới thiệu đặc sản địa phương và Hội thi chinh phục đỉnh núi Chư Đang Ya, biểu diễn dù lượn trên đỉnh núi Chư Đang Ya. Đây là dịp để Gia Lai quảng bá hình ảnh đến bạn bè trong nước và quốc tế, liên kết cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội để tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng miền. Một số hình ảnh các điểm du lịch Gia Lai.